Di sản Lâm Hữu Phúc

Phụ lục: Chức vụ chủ yếu
  • Thư ký sơ cấp, Imperial Chemical Industries
    (1934)
  • Thư ký sơ cấp, Cold Storage; sau thăng làm tốc ký viên cơ mật rồi thư ký riêng, mua bán than gỗ trong thời gian Singapore bị Nhật chiếm đóng
    (1934-1947)
  • Bí thư trưởng Công đoàn Văn chức và Nhân viên hành chính Singapore
    (1947-1950)
  • Đảng viên Đảng Tiến bộ Singapore
    (1947-1949)
  • Nghị viên phi chính thức Hội đồng lập pháp Singapore
    (4/1948-4/1951)
  • Đảng viên Công đảng Singapore
    (7/1949-12/1952)
  • Chủ tịch Công đảng Singapore
    (6/1950-12/1952)
  • Chủ tịch Công đoàn Văn chức và Nhân viên hành chính Singapore
    (7/1950-1955)
  • Nghị viên Hội đồng lập pháp Singapore
    (4/1951-4/1955)
  • Chủ tịch Tổng hội công đoàn Singapore
    (5/1951-1955)
  • Ủy viên Ủy ban Rendel
    (7/1953-2/1954)
  • Đảng viên Mặt trận Lao động
    (4/1954-11/1958)
  • Nghị viên Hội nghị lập pháp Singapore
    (4/1955-6/1959)
  • Nghị viên Hội nghị Bộ trưởng Singapore
    (4/1955-6/1959)
  • Bộ trưởng Lao động và Phúc lợi Singapore
    (4/1955-6/1959)
  • Thủ hiến Singapore
    (6/1956-6/1959)
  • Chủ tịch Mặt trận Lao động
    (3-11/1958)
  • Chủ tịch Liên minh Nhân dân Singapore
    (11/1958-9/1963)
  • Bộ trưởng Giáo dục Singapore
    (3-6/1959)
  • Nghị viên Hội nghị lập pháp Singapore kiêm lãnh tụ đối lập
    (6/1959-9/1963)
  • Cao ủy Malaysia tại Úc
    (1/1964-7/1966)
  • Phó Bí thư trưởng Bộ Ngoại giao Malaysia
    (8/1966-8/1968)

Không như Lý Quang Diệu, David Marshall, Đỗ Tiến Tài và các lãnh tụ chính trị khác nổi lên sau Đại chiến là từng sang Anh theo học đại học tại các trường có danh tiếng, Lâm Hữu Phúc có xuất thân khiêm tốn, chỉ tiếp thu giáo dục bản địa.[4] Mặc dù vậy, ông bắt đầu làm việc trong vai trò một thư ký và gia nhập công đoàn, tự mình nỗ lực từng bước đi lên. Ông thành công trong nỗ lực bước vào Hội đồng lập pháp và sau là Hội nghị lập pháp, cuối cùng được bổ nhiệm làm thủ hiến, từng có sức ảnh hưởng quan trọng tại Singapore thời kỳ thuộc địa.[3][4]

Không như người tiền nhiệm Marshall, Lâm Hữu Phúc khi giữ chức thủ hiến chọn thái độ hợp tác với Chính phủ Anh. Ông giữ lập trường đối phó cứng rắn với đoàn thể và giáo viên-học sinh phái tả, từ đó giành được tín nhiệm của phía Anh, đồng thời xúc tiến Singapore và Anh tái triển khai đàm phán tự trị.[45][53] Dưới sự lãnh đạo của ông, Singapore đạt thành hiệp nghị với Anh sau một loạt thương thảo, Singapore vào năm 1959 thực thi tự trị toàn diện.[53] Tuy nhiên, Lâm Hữu Phúc do hành động trấn áp giáo viên-học sinh trường Hoa ngữ nên để mất sự ủng hộ của cử tri gốc Hoa chiếm đại đa số trên đảo.[3][35] Hơn nữa, người Anh dần chuyển chú ý sang Đảng Hành động Nhân dân đối lập và thủ lĩnh Lý Quang Diệu trong đàm phán tự trị.[45][61]

Lâm Hữu Phúc là người đặt nền tảng cho quyền tự trị toàn diện của Singapore, tuy nhiên ông để mất sự ủng hộ của cử tri, để chức thủ tướng rơi vào tay Lý Quang Diệu.[45] Có ý kiến nhận định, Lâm Hữu Phúc mặc dù có sự nghiệp chính trị không như ý, song ông đã giành quyền tự trị toàn diện cho Singapore, còn loại trừ thế lực tả khuynh trong nội bộ Đảng Hành động Nhân dân, do đó tạo bước đệm cho Lý Quang Diệu, mở đường cho Lý Quang Diệu và Đảng Hành động Nhân dân trường kỳ chấp chính.[61]

Sau khi rời khỏi chức vụ thủ hiến, ông dần mờ nhạt trên chính trường Singapore. Sự nghiệp chính trị của ông tại Singapore kết thúc khi ông chọn cách không tham gia bầu cử Hội nghị lập pháp vào năm 1963. Năm sau, Lâm Hữu Phúc chuyển sang tham gia chính trường Malaysia.[5][45] Tuy nhiên, sự kiện mất tích năm 1966 tại Úc kết thúc sự nghiệp chính trị của ông tại Malaysia.[45] Ông cuối cùng lựa chọn di cư sang Ả Rập Xê Út và không còn tham gia chính sự Singapore hay Malaysia.[45] Trong tự truyện xuất bản sau này, ông tự bình phẩm:

“ Bất luận bản thân ở cương vị nào trong cuộc sống, tôi đều duy trì khiêm tốn... Tôi nhận thấy bản thân vĩ đại không có vĩ đại chân chính, song trong khiêm tốn lại có vĩ đại chân chính. Lâm Hữu Phúc trong thời gian tại nhiệm thủ hiến của Singapore không vĩ đại, song Thủ hiến Lâm Hữu Phúc vĩ đại khi vẫn giữ lòng khiêm tốn trong quan hệ với thuộc cấp.[53] ”

Liên quan

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Lâm Hữu Phúc http://trove.nla.gov.au/ndp/del/article/91225509 http://www.nandazhan.com/history.htm http://www.sginsight.com/xjp/index.php?id=190 http://www.sginsight.com/xjp/index.php?id=208 http://www.sginsight.com/xjp/index.php?id=7614 http://www.singapore-elections.com/cc-1957-elec/ http://www.singapore-elections.com/cc-1958-elec/ http://www.singapore-elections.com/leco-1948-ge/ http://www.singapore-elections.com/leco-1951-ge/ http://www.singapore-elections.com/lega-1955-ge/